Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân giúp bản thân từng bước thực hiện được những dự định sắp có trong tương lai. Kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn không lãng phí những tài nguyên mà bạn đang sở hữu, nhưng thực sự bạn đã lên được một kế hoạch đúng đắn và rõ ràng? Tôi sẽ cùng bạn lập ra kế hoạch đó nhé!
Kế hoạch tài chính cá nhân nó chỉ đơn giản là việc bạn ngồi xuống, kiểm kê lại tất cả tài sản mình đang có, làm được trong vòng 1 tháng là bao nhiêu, thiết lập kế hoạch đầu tư, quản lý hay thu hồi những món nợ cũ. Như vậy, nó sẽ giúp bạn tập trung vào những kế hoạch khác quan trọng hơn.
Bạn có nắm rõ về tình hình tài chính cá nhân hiện tại của bản thân mình?
Để tránh mất thời gian, bạn phải hiểu rõ mình đang có gì bằng cái đánh giá tình hình tài chính của cá nhân. Hãy giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và xây dựng các mục tiêu cụ thể.
Hãy liệt kê toàn bộ tài sản và các khoản nợ của bạn. Tài sản bao gồm tiền mặt hoặc giá trị vật chất tương đương tiền như tài sản đang sở hữu (nhà, xe,…) hoặc các tài sản đầu tư bao gồm cổ phiếu, trái phiếu hoặc lương hưu. Nợ là các khoản phải trả như hóa đơn, vay thế chấp, thẻ tín dụng,…
Chúng ta sẽ có được giá trị ròng được xây dựng từ công thức lấy tổng tài sản trừ khoản nợ
>>> Nguyễn Tài Tuệ – Chuyên gia tài chính cá nhân.
Hãy theo dõi sát sao chi tiêu của bản thân
Một trong những điều quan trọng trong việc đánh giá khả năng tài chính là theo dõi chi tiêu trong tháng. Dòng tiền mỗi tháng của bạn dịch chuyển như thế nào? Bạn chi tiêu như thế nào với số bạn kiếm được?
Nếu bạn đang chi tiêu âm (không để lại được đồng nào, vay nợ quá nhiều,…) thì điều này là một tín hiệu không hề khả quan chút nào. Nó sẽ khiến bạn bị trượt dài đấy. Còn nếu nó dương (để lại dù chỉ là một chút) thì hãy cố gắng làm nó tăng thêm nhiều hơn.
Bạn biết T. Harv Eker chứ?
Ông là một nhà doanh nhân, diễn giả tài năng với lý thuyết giàu có và động lực. Ông nổi tiếng với việc quản lý tài chính của mình bằng nguyên tắc 6 chiếc lọ.
Đây là một phương pháp không tồi phải không? Đơn giản đã thấy được sự hiệu quả của những người thành công đi trước cũng như đỡ tốn thời gian đi tìm phương pháp mới.
Bạn cần gì trong tương lai?
Khi đã có một bức tranh toàn cảnh về tài chính của bản thân thì hãy nghĩ xem: Bạn muốn gì trong tương lai? Một căn nhà? Một ngành kinh doanh tay trái? Hay đơn giản là có một khoản tiền để nghỉ hưu trước tuổi 50.
Hãy lập một danh sách các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Từ đó bạn sẽ biết được bạn nên làm gì trước, phù hợp để hoàn thành các mục tiêu của bản thân mình.
Đặt ra mục tiêu để bạn thấy rõ bạn cần làm gì, có động lực hơn nhưng vẫn phải bám chặt vào ngân sách, dòng tiền của bạn đang có nhé. Hãy nhớ, những mục tiêu phải rõ ràng, đừng quá mơ mộng và quan trọng nhất là phải đi đến cùng đừng bỏ cuộc!
Bình luận