Hướng dẫn thiết lập đầu tư tài chính A – Z

Thống kê cho thấy, hầu hết những người giàu có hoặc tự chủ về tài chính đều có nhiều hơn một nguồn thu nhập. Ngược lại, những người có cuộc sống ở mức trung bình thì thường chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến khoảng cách giàu và nghèo gia tăng. Những người biết đầu tư ngày càng giàu còn những người chưa biết tạo ra nguồn thu nhập sẽ có nguy cơ bị mắc nợ rất cao.

Để quản lý tài chính đã khó, để đầu tư nguồn tài chính đó một cách hiệu quả lại càng khó hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn thiết lập đầu tư tài chính từ A-Z.

>>> Nguyễn Tài Tuệ – Chuyên gia đào tạo về tài chính cá nhân.

Bạn hiểu rõ mình đang cần gì chứ? 

Trong quá trình thiết lập kế hoạch đầu tư tài chính. Bước đầu tiên, bạn phải đặt ra các mục tiêu tài chính– đó chính là điều bạn đang cần. Bạn phải hiểu rõ về các mục tiêu mình cần đạt được là gì trong quãng thời gian sắp tới. Nó có thể là chi phí cho việc đầu tư cho bản thân, mua nhà, hay nó cũng chính là khoản phòng hờ sau này,…và những mục tiêu này phải đảm bảo theo nguyên tắc SMART: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Attainable (khả thi), Realistic (thực tế) và Timely (giới hạn thời gian). Việc đưa ra những mục tiêu, không những giúp bạn ghi nhớ mà còn có trách nhiệm. Một bản kế hoạch đầy đủ kĩ càng là một bản có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau khi có sự phân loại của các mục tiêu rồi, bước quan trọng trong phần này là phải “định giá” được các mục tiêu, phải xác định rõ được số tiền cần có để đạt được mục tiêu. 

Bạn đang có gì trong tay vậy? 

Sau khi đã biết mình muốn làm gì thì bước tiếp theo đã đến: Kiểm tra tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Toàn bộ tài sản thực được tính theo toàn bộ giá trị tài sản bạn có trừ đi khoản nợ. Con số này sẽ cho bạn biết chính xác về tình hình tài chính hiện tại, đồng thời giúp bạn có những quyết định đúng đắn và đạt được các mục tiêu của mình. 

Biết được tài sản của mình chưa đủ, bạn phải tính toán được ngân quỹ hàng tháng. Ngân quỹ ở tháng ở đây bao gồm dòng tiền ra vào hàng tháng, xác định chi phí hàng tháng . Chi phí đó bao gồm chi phí khả biến ( ốm đau, cưới xin, những khoản phát sinh không có trong kế hoạch) và chi phí cố định ( những khoản bắt buộc phải tiêu trong 1 tháng). Từ hai mục trên bạn có thể xác định được khoản tiền mà bản thân có thể dùng để đầu tư. Và khoản tiền có thể dành ra để đầu tư đấy muốn tăng cao chỉ có một cách duy nhất đó chính là hạn chế đến mức tối đa khoản chi phí khả biến trong sinh hoạt, hay nói cách khác là tiết kiệm. Hãy tiết kiệm và tiết kiệm nhé!

Bạn am hiểu về lĩnh vực gì? 

Và bước cuối đó chính là cân nhắc đầu tư. Để có thể đầu tư đúng đắn và hợp lý bạn phải suy nghĩ thật kĩ càng về rủi ro của việc đầu tư tài chính vì mọi khoản đầu tư đều có rủi ro và bạn có thể mất tiền. Hiện tại, chúng ta đang có một số kênh đầu tư hiệu quả. Nhưng hãy nhớ rằng, mỗi loại hình đầu tư có tiềm năng lợi nhuận, chi phí và độ rủi ro khác nhau, hãy chọn những loại hình đầu tư mà mình hiểu rõ về nó và có kiến thức về nó. 

 Với mỗi kênh đầu tư, chúng ta đều có những rủi ro riêng của nó. Nếu đa dạng hóa các danh mục đầu tư tài chính, bạn có thể giảm thiểu rủi ro tránh thua lỗ nặng. Hay hiểu đơn giản, khi đầu tư chứng khoán, điều bạn không nên làm đầu tiên đó là chỉ giữ trong tay một mã cổ phiếu duy nhất. Bạn nên mua nhiều loại mã khác nhau và trong khả năng có thể quản lý được. 

>>> Tham khảo: 7 kênh đầu tư tài chính hiệu quả năm 2020

Và tất nhiên rồi, khi bạn mới là “tay mơ” mới bước đầu học cách đầu tư tài chính hoặc ngay cả khi bạn đã đầu tư lâu thì lắng nghe lời khuyên đến từ những chuyên gia không phải là ý tồi. Nhưng hãy cảnh giác đối với những lời khuyên không đáng tin cậy hay những lời mời chào đầu tư với bức tranh toàn màu hồng. Hãy cẩn thận! Nó là bẫy đấy! 

Các luật lệ, quy định và thủ tục liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào nơi bạn sống và/hoặc làm việc. Bạn phải biết rõ các thông tin đó trước khi ra các quyết định tài chính, và tham khảo chuyên gia nếu có điều gì không hiểu. Hãy đọc sách nhiều hơn, tham gia giao lưu nhiều hơn để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm nhé! 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *