Có nên làm nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Lời khuyên chân thành dành cho những ai băn khoăn “có nên làm nghề tư vấn viên bảo hiểm hay không?” đó là:” Đừng chỉ vì thu nhập mà làm nghề tư vấn bảo hiểm, hãy vì giá trị nhân văn của cuộc sống”.

“Có nên làm nghề tư vấn bảo hiểm?” là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều của những người mới bước vào nghề hoặc đang có ý định đi theo nghề bảo hiểm. Thực ra, không một ngành nghề nào có thể khẳng định là nên hay không nên đi theo. Đối với nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ, điều khiến người ta bị hấp dẫn đầu tiên đó là thu nhập cao.

Các công ty bảo hiểm trả lương theo doanh số bán hàng là chính. Ai tư vấn và bán được nhiều gói bảo hiểm cho khách hàng, ký được nhiều hợp đồng, giá trị hợp đồng càng lớn thì thu nhập càng cao tương ứng.Có những người xuất sắc, bình quân mỗi tháng 25 hợp đồng và mỗi năm khoảng hơn 300 hợp đồng. Doanh thu phí hằng năm mang về cho công ty đạt khoảng 3 – 4 tỷ đồng, tạo thu nhập bình quân tháng ổn định 20-30 triệu đồng/tháng. Hiện nay, nghề tư vấn bảo hiểm được xếp thứ 2 trong top 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, yếu tố khiến tư vấn viên bảo hiểm tâm huyết và kiên trì trụ lại với nghề không phải thu nhập cao mà phải nói đến đó chính là những giá trị nhân văn nghề này mang lại.

  1. Ý nghĩa nhân văn của nghề tư vấn viên bảo hiểm

Người dân các nước phát triển trên thế giới luôn xem bảo hiểm nhân thọ như một phát kiến văn minh của nhân loại, vì nó giúp thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả xã hội.

Với bản thân, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ giúp tạo ra sự độc lập về tài chính, cho dù có rủi ro xảy ra vẫn có thể tự mình lo cho chính mình mà không phải phụ thuộc, trông chờ đến sự trợ giúp của bất kỳ ai hay cộng đồng xã hội.

Với gia đình, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ thể hiện rõ trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống, cũng như việc cam kết hoàn thành các kế hoạch tài chính dài hạn. Nếu có bất cứ rủi ro không may nào trong cuộc sống, gia đình cũng sẽ chủ động ứng phó mà không phải chạy vạy, vay mượn, nhờ cậy vào họ hàng, bạn bè, cũng như cộng đồng xã hội.

Bằng cách đảm bảo sự ổn định và vững chắc tương lai tài chính của gia đình khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, trẻ em sẽ không còn phải ra đời kiếm sống sớm vì cha mẹ không may gặp rủi ro qua đời, người già sẽ không còn phải lao động kiếm sống vất vả vì thiếu quỹ dự phòng tài chính khi về hưu, hoặc chẳng may con cái bỏ bê không chăm sóc. Nhờ đó, các nguồn lực xã hội, thay vì dùng để cứu trợ các hoàn cảnh không may, nay sẽ được dùng để tái đầu tư, xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tạo nên sự ổn định chung của xã hội.

Tư vấn bảo hiểm vượt qua định kiến xã hội

Và chính người tư vấn bảo hiểm chứ không phải ai khác, là người hàng ngày phải vượt qua rất nhiều định kiến xã hội, quan niệm bảo thủ, cái nhìn sai lệch của người dân, để giúp cho họ hiểu được các giá trị tuyệt vời của bảo hiểm nhân thọ. Khi người tư vấn bảo hiểm vượt qua được những lời từ chối của khách hàng, thuyết phục được khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ, thì cũng là lúc sứ mạng đem lại bình an, hạnh phúc và an toàn tài chính cho chính người khách hàng đó được thực hiện.

Một người thầy giáo có thể cho con trẻ tri thức, nhưng để con trẻ được đi học thì vẫn cần có học phí. Một người bác sĩ có thể cứu sống tính mạng một con người, nhưng là người bệnh, cho dù có được cứu hay không thì vẫn phải trả viện phí, tiền thuốc men… Một trường học tốt có thể vận động để miễn học phí cho một số trường hợp, nhưng không phải tất cả các chi phí đều được miễn. Một bệnh viện tốt, một bác sĩ tốt có thể miễn viện phí cho một vài bệnh nhân nghèo, nhưng không thể miễn toàn bộ tiền thuốc men. Nhưng một người tư vấn bảo hiểm tốt, có thể giúp được những trường hợp này, ngay từ khi điều đó còn chưa cần, chưa xảy ra. Và nếu điều đó không xảy ra, khách hàng sẽ có được khoản tiền dành dụm của mình để thay đổi cuộc sống như mơ ước.

Những người tư vấn chính là những sứ giả bình an, luôn mang trên đôi vai mình sứ mạng ấy, sứ mạng đem lại “sự thanh thản trong cuộc sống, tương lai cho trẻ thơ, sự an tâm về tài chính, và là bức thông điệp tình yêu thân thương nhất dành cho gia đình” đến với mọi gia đình, đến với cuộc đời.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp những người mới bước vào nghề hoặc đang có ý định đi theo nghề bảo hiểm tìm được đáp án câu hỏi:” Có nên làm nghề tư vấn viên bảo hiểm hay không?”. Một lời khuyên chân thành dành cho các bạn đó là: “Đừng chỉ vì thu nhập mà làm nghề tư vấn bảo hiểm, hãy vì giá trị nhân văn của cuộc sống”.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *