Chuyên gia Nguyễn Tài Tuệ: hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân

Khi chúng ta kiếm được tiền, thay vì ngay lập tức tiêu số tiền mà bạn vừa có được, hãy nghĩ đến việc quản lý tài chính cá nhân của mình như thế nào để giữ được tiền, thậm chí làm nó sinh sôi nảy nở.
Lời khuyên của Robert Kiyosaki
“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”
Đây là những lời Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” đã khẳng định. Vì vậy, thay vì ngay lập tức tiêu số tiền mà bạn vừa có được, hãy nghĩ đến việc quản lý nó như thế nào để giữ được tiền, thậm chí làm nó sinh sôi nảy nở.
Xem lại phương pháp quản lý tài chính cá nhân của mình
Chắc nhiều người đã nghe về phương pháp chia 6 lọ tài chính, hay nguyên tắc 50/20/30.
Nguyên tắc 6 cái lọ thì như hình minh họa; còn nguyên tắc 50/20/30 thì đại ý là 50% thu nhập – Các chi tiêu thiết yếu, 20% thu nhập – Mục tiêu tài chính, 30% thu nhập còn lại – Chi tiêu cá nhân. (Ai muốn biết rõ hơn thì google để hiểu rõ vì nó quá nhiều rồi.)
Nhưng để thực hiện hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Thêm nữa, mình nghĩ con số % chia cho các mục cũng thay đổi tùy theo tuổi của chúng ta và tình hình tài chính của mỗi người. Ví dụ người có thu nhập 1 tỷ/ tháng mà chi 50% cho chi tiêu thiết yếu thì không còn phù hợp.
“Chị ơi em chia tiền vào 6 hũ, rồi cũng ghi chép chi tiêu, đủ phương pháp mà rồi ko duy trì được và rồi vẫn KHÔNG THẤY TIỀN ĐÂU”. Câu này có vẻ quen.
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
1/Cách đa phần mọi người làm
Chúng ta thấy rất nhiều vấn đề và hậu quả của việc không kiểm soát chi tiêu nên chúng ta tìm cách, ghi chép, đọc sách nhưng được 1 thời gian thì bỏ cuộc. Nguyên nhân là vì họ ko tìm được lý do lớn nên họ làm không có quyết tâm, động lực lớn, làm được thì tốt, không được thì thôi.
2/ Cách đúng
- Bạn phải trả lời được câu hỏi “why”: tại sao tôi cần phải cắt giảm chi tiêu, cắt giảm du lịch, cắt giảm mua sắm.
- Tìm các loại sách về chi tiêu quản lý tài chính để đọc và tìm một người thầy để kèm cặp dẫn dắt. Khi bạn có tư duy đúng về tiền bạc, có thêm người kèm cặp thì hành vi sẽ dần thay đổi. Kỷ luật dần tự sinh ra và ta làm nó rất vui vẻ, tình nguyện, đôi lúc bị cám dỗ chi tiêu nhưng cái “why” quá lớn nên điều chỉnh lại.
Trả cho mình trước
Bất cứ khi nào mình có một khoản thu nhập nào, mình đều ngay lập tức trích ra cho vào quỹ “Tự do tài chính” trước. Số phần trăm trích ra thì tùy mỗi người, ít nhất 10% khi bắt đầu nhé. Người càng giàu thì số phần trăm thu nhập đưa vào đầu tư càng lớn. Phần còn lại phân bổ vào các mục khác thế nào tính sau.
Trả cho mình trước và chi tiêu số còn lại là cách cá nhân mình thấy rất hiệu quả từ lúc bắt đầu rèn thói quen cho đến bây giờ; vì lúc này quỹ chỉ chia làm 2 phần: Phần tiền để đầu tư cho CHÍNH MÌNH và phần chi tiêu các nhu cầu cuộc sống (thiết yếu, giáo dục, hưởng thụ,…), tức là trả tiền cho người khác.
Thay vì đi mua sắm, trả nợ, trả hóa đơn điện nước hay tiền nhà, mình bỏ quỹ trả cho mình trước; nghĩa là mình đang tự nhủ rằng nhu cầu của bản thân mới là điều đáng được ưu tiên hơn nhu cầu của người khác. Hầu hết mọi người đều chỉ tiết kiệm những đồng tiền còn sót lại sau khi đã chi trả các khoản thanh toán khác, tức là ưu tiên người khác hơn mình.
Làm ngược quy trình, thay vì ưu tiên cho mình thì lại ưu tiên cho người khác là nguyên nhân chúng ta “không thấy đồng nào còn sót lại” khi cuối tháng.
Đọc đến đây thì mình nghĩ mọi người đã có thể bắt đầu thay đổi, bằng cách làm theo cách này một cách kỷ luật, chắc chắn hiệu quả. Đơn giản hóa là bí quyết của thành công! Hãy nhớ luôn ưu tiên trả cho mình trước.
Một số lưu ý cho ai gặp vấn đề về tiền bạc
1/ Hãy dám đối diện thật với tình hình tài chính của bản thân và gia đình dù Tiền là chủ đề nhạy cảm.
2/ Đừng ngại chia sẻ với người có chuyên môn và năng lực ở vùng đó, họ sẽ cho bạn những lời khuyên phương pháp mà bạn không hề biết.
3/ Thế giới bên trong tạo ra thế giới bên ngoài nên muốn có thói quen tốt về tiền cần làm đầy túi tiền bên trong bằng cách đọc sách về tiền, tìm thầy về tiền để học, để nghe tư vấn.
4/ Có rất nhiều phương pháp để quản lý tiền nhưng không có 1 lý do đủ lớn WHY và không có kỷ luật thì khả năng thất bại về quản lý tiền bạc là rất cao.
Bình luận