5 quy tắc vàng giúp quản lý tài chính gia đình hiệu quả

28.1-Nguyễn-Tài-Tuệ-Quản-lý-tài-chính-gia-đình

Khi bạn còn độc thân, chi tiêu một mình thì sao cũng được nhưng nếu đã lập gia đình, chi tiêu không hợp lý thì hậu quả không phải một mình bạn gánh chịu phải không nào. Vậy nên, quản lý tài chính gia đình cũng là một mối lo lớn không thể qua loa cho có được. 

Bài viết này sẽ giúp bạn cách để quản lý chi tiêu gia đình một cách đơn giản nhất. Nào chúng ta cùng xem xem, để quản lý được tài chính gia đình cần những gì nhé!

>>> Chuyên gia tài chính cá nhân: Nguyễn Tài Tuệ.

Ai sẽ là người quản lý tài chính? 

Trước hết chúng ta phải nhìn nhận rằng khi đã về sống với nhau sẽ phải san sẻ mọi gánh nặng trong cuộc sống. Em nấu cơm, anh rửa bát; em đối nội em đối ngoại,….hoặc ngược lại. Và trong việc quản lý tài chính cũng vậy, phải có một người đứng lên quản lý. Và tất nhiên rồi, ai quản lý cũng được tùy theo sự thỏa thuận giữa hai người. Nhưng quan trọng nhất người ấy phải nắm kỹ càng vè nguồn thu của gia đình một tháng là bao nhiêu, chi ra như thế nào 

Hoặc một cách khác, “tiền ai người đấy giữ” nhưng cũng phải phân chia một cách rõ ràng. Và quan trọng của phương thức này là việc tự giác khai báo tài chính cá nhân và mỗi người phải có kế hoạch đối với dòng tiền của mình. Nếu người chồng lo tiền học cho con thì người vợ lo tiền sinh hoạt phí,….

Và tất nhiên rồi, mỗi người cũng nên có một khoản riêng cho bản thân mình phòng những trường hợp bất khả kháng 

Thiết lập kế hoạch chi tiêu 

Cũng như chuẩn bị vẽ một bức tranh, bạn phải biết bức tranh của bạn muốn vẽ là gì, gồm những thành phần nào, cái nào trước cái nào sau. Vậy nên, thiết lập kế hoạch chi tiêu cũng vậy, bạn cũng phải đặt ra được những mục tiêu, mục đích sử dụng đối với số tiền mà bạn đang có. Vậy bức tranh tài chính gia đình sẽ bao gồm những thành phần gì? 

  • Tổng thu nhập hàng tháng
  • Những khoản chi tiêu thiết yếu của bạn
  • Những chi phí phát sinh (ước lượng)
  • Liệt kê số tiền hợp lý cho những chi phí không quan trọng
  • Tìm ra con số còn dư (sau khi đã lấy thu nhập trừ đi chi tiêu)
  • Tìm ra những khoản bạn có thể cắt giảm
  • Thực hiện theo kế hoạch chi tiêu của bạn càng chặt chẽ càng tốt

Sử dụng nền tảng phần mềm quản lý tài chính là một giải pháp không tồi

Thời đại công nghệ đã đến, mọi thứ thay vì làm thủ công, làm cách cũ chúng ta đã có vô vàn những cách giải quyết khác. Đối với quản lý tài chính gia đình cũng không là ngoại lệ, để đỡ tốn thời gian, chúng ta có thể sử dụng một số giải pháp công nghệ để thiết lập sự kiểm soát chi tiêu. ( tham khảo: 5 app quản lý tài chính) 

Hãy trung thực với bản thân cũng như với chính bạn đời của mình 

Việc ai quản lý tài chính hay tự quản lý tài chính của bản thân đều ổn cả. Quan trọng hãy nói chuyện thẳng thắn về nguồn tài chính mình kiếm được là bao nhiêu, cũng như công khai việc chi tiêu trong tháng của bản thân hay gia đình. Tránh trường hợp ta chỉ nói tiền khi gia đình bị khủng hoảng tài chính, và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho hạnh phúc gia đình bị rạn nứt. Bạn không muốn điều đó xảy ra đúng không nào 

Tiết kiệm nhưng không phải hà tiện 

Đừng bao giờ làm quá mọi chuyện lên, nó sẽ làm cho bạn giống quả bóng được thổi căng hết mức sẽ nổ đấy. 

Hãy tiết kiệm những điều cần tiết kiệm. Việc mua một chiếc ôtô sẽ giúp gia đình bạn di chuyển một cách thoải mái hơn nhưng hãy chú ý cả chi phí bảo dưỡng của nó. Hay bạn mua chiếc xe mà bạn yêu thích, đừng buồn hãy mạnh dạn mua một chiếc xe cũ nhưng đáp ứng đủ nhu cầu của bạn và bạn cũng đủ kinh tế để bảo dưỡng nó thường xuyên 

Nếu bạn quá chắt bóp chi tiêu ở một khoản nào đó ví như mua sắm, hiệu quả có thể sẽ ngược lại với mong muốn của bạn. Giống như quả bom nổ chậm. Bạn sẽ hóa giải sự bức bách này bằng cách tiêu nhiều hơn vào một ngày “nổi hứng”. Vậy là chỉ trong một buổi chiều đi dạo, mọi thứ chắt bóp trước kia trở thành vô nghĩa.

Đừng nghĩ rằng bạn chỉ ăn xôi thay cho những tô bún, hủ tiếu bữa sáng là bạn đang biết cách tiết kiệm đúng đắn. Hay như chuyện giảm bớt vài trăm tiền chi tiêu hàng tháng của chồng với những lý do mà bạn cho là hợp lý.

>>> Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính cá nhân từ A – Z

 

 

 

 

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *